Hăm tã khiến bé khó chịu, quấy khóc và hay giật mình khi ngủ. Đây là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, song không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử lý hăm tã một cách hiệu quả.
Trung bình, cứ bốn trẻ thì có một em bị hăm tã ít nhất một lần, cho dù mẹ dùng tã giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với các bé.
Dấu hiệu thường thấy của hăm tã là lớp da tại vùng tiếp xúc với tã hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở vùng da này.
Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh, nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu và mẹ ít thay tã. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…
Bé có thể bị hăm do quá lâu mẹ không thay tã và một số nguyên nhân khác.
Một nguyên nhân hay gặp nữa là do mẹ lạm dụng phấn rôm. Nhiều người sau khi bé tắm xong, rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể chống rôm sẩy và hăm tã. Nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót hay tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé bị tiêu chảy dài ngày…
Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua…cũng có thể làm cho tình trạng hăm tã ở bé trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày khi bé đang bị hăm tã để cải thiện tình hình.
Cách phòng tránh và trị dứt hăm tã
Khi được phát hiện sớm và xử lý ngay, vùng da bị hăm của bé sẽ nhanh chóng lành lặn trở lại. Nguyên tắc quan trọng nhất trong phòng và điều trị hăm tã là chú trọng tới việc vệ sinh cho bé. Bạn hãy rửa vùng kín của trẻ ngay sau khi đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần thật nhẹ nhàng để không gây đau cho bé.
Sau khi tắm rửa, vệ sinh, các mẹ cần thấm thật khô trước khi quấn tã cho trẻ.
Các mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, như: Dùng lá chè xanh, nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun sôi. Khi nước chỉ hơi âm ấm, dùng để rửa vùng da hăm cho bé. Hoặc lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội, chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm. Tuy nhiên, cách này lấy đi không ít công sức và thời gian của các mẹ nhưng hiệu quả lại chậm.
Nếu công việc luôn bận rộn, các mẹ còn có thể sử dụng các sản phẩm kem chống hăm cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên như chiết xuất từ Hoa Cúc, Tinh dầu Hoa Hướng Dương, Tinh chất sáp ong, Sheabutter, Panthenol, Vitamin E giúp làm lành và ngăn ngừa hăm tã, bảo vệ da bé yêu luôn khô ráo sạch sẽ khỏi nước tiểu, nước phân; giúp vệ sinh da bé dễ dàng và không còn mùi khó chịu.
Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm kem chống hăm, các mẹ không nên dùng chung cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm, hãy dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.
Bên cạnh đó, nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt. Đặc biệt, hãy rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với da bé và không dùng khăn ướt có cồn để lau cho trẻ.
Sử dụng kem chống hăm cho trẻ giúp bảo vệ da bé yêu luôn khô ráo sạch sẽ
Thỉnh thoảng, bạn cũng nên để da bé tiếp xúc với không khí. Trong giấc ngủ ngắn, nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ny-lon rồi kê dưới mông của bé. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
Chúc các bạn thành công nhé!
Được viết bởi LANACosmetics
(Nếu sử dụng bài viết, bạn phải ghi rõ “Nguồn trích từ LANA Cosmetics”)
CÓ THỂ BẠN SẼ YÊU THÍCH